Vui lòng bật Javascript
Công Ty TNHH MTV TTP | 0938.777.921

G.Skill DDR3-1

Giá: Liên hệ

RAM là gì ? RAM hoạt động thế nào? Nên chọn RAM ra sao ?

Cùng tìm hiểu về RAM - bộ nhớ đệm cực kì quan trọng trong mỗi chiếc máy tính.

Có lẽ chúng ta vẫn luôn hiểu rằng một bộ máy tính với lượng RAM trang bị càng lớn thì đương nhiên khả năng đa nhiệm của nó càng cao và đôi khi với các mẫu RAM với các thông số khác nhau về BUS hay CAS chúng ta sẽ có được tốc độ trải nghiệm khác nhau.  Trong bài viết này , nếu bạn nào vẫn còn mơ hồ về các khái niệm này thì hãy để Teknews làm rõ hơn cho các bạn nhé.

cách chọn RAM PC là gì 1

RAM là gì ?

Theo nhiều cách nghĩ, kí ức làm nên con người chúng ta, giúp chúng ta có thể ghi nhớ , học và duy trì các kĩ năng và quá khứ , và mỗi khi chúng ta cần sử dụng những kí ức đó , nó lại chuyển ra và để sẵn vào một nơi nào đó cho tới khi chúng ta sử dụng xong rồi mới tiếp tục biến mất vào sâu trong trí nhớ . Với Máy tính, cách chúng được xây dựng là theo Logic của con người vậy, và nơi để chúng ta để máy tính được tạm ghi nhớ mọi thứ đó là RAM ( Random Access Memory )

RAM là một dạng bộ nhớ trong của máy tính, chỉ hoạt động khi thiết bị đang hoạt động. Nếu tắt đi, tất cả các dữ liệu nằm trên đây sẽ được chuyển tới nơi khác hoặc biến mất.

Bộ nhớ đệm này là thiết bị trung gian giữa các phần cứng khác với nhiệm vụ là cung cấp thông tin cần thiết càng nhanh càng tốt. Có thể hiểu đơn giản là một khi một chương trình hay ứng dụng được khởi chạy, thông tin của nó được tạo ra và lưu trữ trên bộ nhớ RAM để cho các thành phần khác như CPU, GPU lấy thông tin và xử lí. Các thông tin và dữ liệu trong máy tính được lưu dưới dạng Bits ( Binary Digits ) nhị phân. Và nhiệm vụ của những bộ nhớ này là tạm thời lưu thông tin dữ liệu vào chúng để CPU có thể sử dụng. Cụ thể về cách hoạt động mình sẽ giới thiệu ở dưới mục Cách hoạt động nhé.

RAM được chia làm 2 loại, bao gồm RAM tĩnh và RAM động.

RAM động - DRAM  (dynamic ram)

Đây là mẫu bộ nhớ đệm chúng ta thường được thấy và sử dụng nhiều nhất trong thị trường công nghệ hiện nay trên tất cả các thiết bị công nghệ có tính Logic . Ở mỗi ô nhớ trên một mẫu DRAM thông thường sẽ có một linh kiện bán dẫn chủ động (Transistor) và một tụ điện. Các loại DRAM đến nay đã rất đa dạng nhưng có lẽ loại chúng ta tường thấy nhiều nhất là DDR4 và DDR5 với tốc độ khá ổn đủ để đáp ứng các nhu cầu đơn giản tới cao cấp của người sử dụng.

RAM Tĩnh - SRAM (static ram)

Loại RAM mang tốc độ cao với công nghệ thiết kế với 6 liên kết bán dẫn có khóa liên động liên kết với nhau trong mỗi bit nhớ.  Được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Loại SRAM này thì có tốc độ vượt bậc so với người anh em DRAM . thế nhưng để có được tốc độ chóng mặt của nó thì người dùng phải đầu tư cho nó một chỗ trống và giá tiền tương đương với 3 thanh DRAM ghép vào. Loại RAM này thường được sử dụng trong các máy tính Sever hay là những máy tính có nhu cầu xử lí cực cực kì mạnh. Nhìn chung chúng ta sẽ không cần phải quan tâm nhiều tới loại này.

cách chọn RAM PC là gì 2

Vậy cách chúng hoạt động trong máy tính ra sao?

Như chúng ta đã được biết bên trên, các dữ liệu trong máy tính được lưu dưới dạng Bits ( Binary Digits ), dạng thông tin này đến giờ vẫn là loại thông tin có tính Logic chính xác nhất khi đặt cách tư duy của máy tính về 2 con số 1 và 0 tương đương với 2 hướng tư duy CÓ hoặc KHÔNG .

Những dữ liệu này thường sẽ được lưu lại trong máy tính tại bộ nhớ trong mà chúng ta vẫn thường biết là ổ cứng . Khi chúng ta cần sử dụng chúng , con người sẽ đưa yêu cầu cho CPU . Và khi đó RAM sẽ lấy ra những dữ liệu cần thiết từ Ổ cứng và lưu lại trong nó và liên tục trao đổi thông tin cho CPU để làm việc.

Cụ thể hơn mình sẽ ví dụ cho các bạn hoàn toàn có thể hiểu rằng CPU đóng vai trò một ông GIám đốc thì RAM sẽ là thư kí chính, để xử lí một công việc cụ thể, người Giám đốc sẽ yêu cầu thư kí lấy ra những thông tin liên quan tới công việc đang cần xử lí từ một nơi giống như ổ cứng và Giám đốc sẽ nhặt những dữ liệu trong đó để Excute và sau đó sẽ là hoàn thành nhiệm vụ.

Khi đọc những thông số trên RAM có lẽ con số chúng ta chú ý nhất đó là  dung lượng nhớ của bộ nhớ đệm. Hiện giờ có lẽ dung lượng lí tưởng nhất cho chúng ta hầu hết là 16GB. Bởi với các tác vụ như chơi game High settings hay Render Video với mức đồ họa cao đều thiệt hại mức RAM vừa đủ với tầm RAM này. Hầu hết đơn vị này hiện nay thường được tính bằng Gb rồi, tương đương với đó là khối lượng công việc và tác vụ với máy tính sẽ nặng hơn rất nhiều so với trước đây.

Tiếp theo là Xung Bus của các thanh bộ nhớ đệm. Mình sẽ ví dụ luôn cho các bạn dễ hiểu. Nếu chúng ta có chiều rộng của bộ nhớ RAM là 64 bits và Xung là 2400 MHz thì cứ ở mỗi bit được gửi đi từ CPU sẽ có 2400 tín hiệu trao đổi thông tin giữa CPU với bộ nhớ đệm này trong vòng 1 giây. Và đương nhiên Xung Bus càng cao thì tốc độ xử lí của Máy càng mạnh.

Độ trễ CAS của RAM cũng là một thông số thường được đưa lên vỏ của mỗi sản phẩm. Thế nhưng với mình sự ảnh hưởng của nó không quá quan trọng trong việc chọn lựa giữa 2 con số 15 và 16 . Độ trễ thấp và xung nhịp (băng thông) cao sẽ khiến các chương trình phụ thuộc nhiều vào bộ nhớ như game nặng hay ứng dụng đồ họa chạy nhanh hơn. Trong đó, xung nhịp (băng thông) giữ vai trò quan trọng hơn. Về mặt hình dung, nó giống như xe tải chạy chậm hơn xe máy nhưng chở được nhiều hàng hơn.

Chọn RAM sao cho phù hợp với PC?

Sau khi đã có  những kiến thức cần thiết về RAM , việc lựa chọn RAM cho PC của mình trở nên dễ dàng hơn nhiều đúng không ? Nhưng để chọn được RAM chúng ta còn phải lưu ý khi chọn các linh kiện khác nữa. Và đôi khi chúng ta chọn RAM lại không tương thích với PC hay không sử dụng tối ưu được nó cũng là một điều khá đáng tiếc. Vậy nên trước khi đi mua RAM, các bạn hãy đọc qua phần dưới đây nhé.

Khi chúng ta build PC, điều đầu tiên chúng ta phải chú ý đó là Bus RAM hỗ trợ của Mainboard và CPU. VÍ dụ khi chúng ta mua một chiếc Mainboard và CPU có hỗ trợ Bus RAM là 2400Mhz thế nhưng RAM chúng ta mua lại có BUS 2666Mhz thì chiếc RAM của chúng ta chỉ chạy ở Xung tối đa là 2400Mhz và nếu như ngược lại khi RAM có bus 2400 và Mainboard có bus 2666 thì Bộ nhớ đệm cũng sẽ chỉ chạy ở 2400Mhz mà thôi.

Có nghĩa là khi cả 3 linh kiện này được build trên một dàn PC, thì Tần số Xung Bus của Bộ nhớ đệm sẽ hoạt động là Tần số bé nhất mà cả 3 linh kiện này hỗ trợ. Vì vậy các bạn phải chú ý ngay từ khi Build máy nhé.

Ngoài ra, các bạn nên xác định nhu cầu sử dụng PC của mình ở mức nào để mua RAM cho phù hợp. Về cơ bản, điều đầu tiên chúng ta luôn phải quan tâm là ví tiền của chúng ta sẽ cho phép chúng ta làm gì? Nếu bạn là một người khá dư thừa hầu bao thì đừng ngại đầu tư bộ RAM với dung lượng 16GB để có thể hoàn toàn làm chủ được mọi công việc từ tần suất thấp cho đến cao.

Và đương nhiên một điều không thể không quan tâm mỗi khi build case là tối ưu hóa tốc độ bằng công nghệ Dual Channel. Công nghệ này có thể hiểu đơn giản là khi bạn sử dụng 2 chiếc ram y hệt nhau và cắm vào 2 khe RAM có sử dụng một công nghệ mà có thể tăng gấp đôi tốc độ nhập xuất dữ liệu của RAM và đồng thời là sẽ giảm độ trễ của quá trình này đi đáng kể.

Trên lí thuyết là thế nhưng khi áp dụng 2 thanh 4gb so với 1 thanh 8GB thì sự ảnh hưởng của nó tới các quá trình khác chỉ hơn tầm 5-10% mà giá lại đắt hơn tầm 300k. Liệu có đáng để đầu tư cho sự tối ưu hóa này không , các bạn sẽ là những người quyết định cuối cùng nhé.

Sản phẩm khác